Kinh cường lực không còn là khái niệm xa lạ đối với chúng ta, bởi xung quanh ta người người nhà nhà dùng kính cường lực cho ngôi nhà và công trình của mình. Nhưng để hiểu thực sự về bản chất của kính cường lực có những ưu nhược điểm và ứng dụng của nó chắc không mấy người hiểu cặn kẽ. Hôm nay, Nhà Đẹp DHB xin giới thiệu những nét cơ bản nhất giúp quý khách hiểu sâu hơn để có những lựa chọn thông minh cho công trình của mình.
KÍNH CƯỜNG LỰC LÀ GÌ?
– Kính cường lực là loại kính an toàn có cường độ hay độ cứng cao, bản chất là kính thường nhưng được tôi nhiệt (hay được gia nhiệt độ) đến ngưỡng rất cao từ 680*C – 700*C. Sau đó sẽ được làm nguội nhanh (nhanh hơn tốc độ nguội tự nhiên nhiều lần) bằng hơi khí mát. Quá trình Nung nóng – Làm nguội này sẽ được lập trình tùy theo chủng loại kính (độ dày, màu sắc, chủng loại…) để đạt đến mục đích cuối cùng là làm tăng ứng suất bề mặt của tấm kính (tăng độ cứng) cho từng dòng sản phẩm.
– Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa kính cường lực và kính thông thường là độ cứng của kính. Nghĩa là dưới tác dụng của một lực đủ lớn vào hai tấm kính có cùng chiều dày và kích thước, kính thường sẽ bị vỡ còn kính cường lực thì không. Kính thường khi vỡ ra sẽ sắc nhọn và nguy hiểm. Đối với kính cường lực khi vỡ ra sẽ “vụn như hạt ngô”, do đó hạn chế tối đa tính sát thương cho con người.
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA KÍNH CƯỜNG LỰC
– Tỷ trọng: 2500Kg/m3, với tỷ trọng này các bạn hình dung kính cường lực nặng tương đương bê tông cốt thép. Từ đó ta có thể suy ra 1m2 kính cường lực nặng như sau:
+ Khối lượng cửa 1M2 Kính Cường Lực dày 5mm: 12.5KG
+ Khối lượng cửa 1M2 Kính Cường Lực dày 8mm: 20.0KG
+ Khối lượng cửa 1M2 Kính Cường Lực dày 10mm: 25.0KG
+ Khối lượng cửa 1M2 Kính Cường Lực dày 12mm: 30.0KG
+ Khối lượng cửa 1M2 Kính Cường Lực dày 15mm: 37.5KG
+ Khối lượng cửa 1M2 Kính Cường Lực dày 19mm: 47.5KG
– Sức chịu nén Kính tiêu chuẩn: 25mm cube: 248 Mpa (248 x 106 Pa). Với Kính cường lực gấp 4-5 lần
– Sức căng/Mức độ rạn nứt: chịu tải 19.3 to 28.4 Mpa. Đối với Kính cường lực gấp 4-5 lần
– Tỉ lệ độ cứng – theo tỉ lệ Moh Kính tiêu chuẩn 5.5. Đối với Kính cường lực gấp 4-5 lần
– Kính cường lực bị vỡ ở nhiệt độ 250ºC
– Độ bền hóa học
Với các loại axít Kính chịu được gần hết ngoại trừ hydrofluoric và ở nhiệt độ cao, phosphoric. Tuy nhiên, chất kiềm sẽ tác động lên bề mặt kính. Khi lắp kính vào khung bê tông, chất kiềm phát sinh từ bê tông do mưa gió lâu ngày có thể sẽ ngấm vào bề mặt kính làm cho kính bị ố hoặc ăn mòn bề mặt kính. Sắt thép để ngoài trời bị tác động bởi thời tiết nên sinh ra dung dịch sulphate, chất này bám vào kính sẽ rất khó lau chùi. Chính vì thế, điều quan trọng là một khi những chất như thế chảy ra sẽ không thể nào lau sạch được mặt kính. Nếu như gặp phải trường hợp này thì nhanh chóng lau chùi những chất gây ố đó càng sớm càng tốt.
ƯU ĐIỂM CỦA KÍNH CƯỜNG LỰC
– Kính cường lực chịu được lực va đập và áp suất cao mang lại sự chắc chắn và an toàn cho công trình
– Không bị cong vênh hay biến dạng
– Giá thành hợp lý so với các loại vật liệu khác
– Cách âm, cách nhiệt tốt
– Chống ồn và khói bụi ô nhiễm
– Giúp lấy ánh sáng tự nhiên
– Dễ lau chùi vệ sinh
– Bền đẹp với thời gian
– Tiện lợi cho việc đóng mở khi có hệ thống thuỷ lực
– Mang đến không gian trẻ trung năng động
– Thi công lắp đặt nhanh
– Có đủ kích cỡ và kiểu dáng thoải mái cho các kiến trúc sư sáng tạo
QUY TRÌNH SẢN XUẤT KÍNH CƯỜNG LỰC
Rất nhiều người trong chúng ta đã được nghe và chạm tay vào kính cường lực nhưng để làm ra sản phẩm Kính cường lực như thế nào chắc ít ai để ý. Chúng tôi xin giới thiệu để các bạn hiểu rõ quy trình sản xuất kính cường lực như sau:
Bước 1 – Cắt kính: Tấm kính nguyên bản sẽ được cắt tự động theo kích thước mong muốn
Bước 2 – Mài kính tự động: Sau khi tấm kính được cắt theo kích thước mong muốn sẽ được máy mài tự động các góc cạnh để đảm bảo an toàn và độ thẩm mỹ
Bước 3 – Mài kính thủ công: Nếu các tấm kính có số lượng ít và có kích thước hình học phức tạp sẽ được đem mài thủ công
Bước 4 – Khoan lỗ: Đối với các tấm kính có thiết kế khoan các lỗ trên tấm kính sẽ được mài tự động nếu số lượng nhiều và mài bán tự động nếu số lượng ít và có hình thù phức tạp
Bước 5 – Gia công kính thành kính cường lực: Cuối cùng khi đã có tấm kính với kích thước như mong muốn, tấm kính sẽ được máy vận chuyển vào lò gia nhiệt, tấm kính sẽ được gia nhiệt ở nhiệt độ khoảng từ 680 độ – đến 700 độ, sau đó được làm nguội nhanh bằng khí mát trong một khoảng thời gian nhất định tùy vào chiều dày vào màu sắc kính.
KÍNH CƯỜNG LỰC CHỊU LỰC NHƯ THẾ NÀO?
Nhìn trực quan thì kính cường lực cứng đến nỗi nếu cầm chày (không phải búa sắt) đập vào bề mặt kính có độ dày 12mm – 19mm thì gần như không thể vỡ.
– Về hình ảnh, qua thử nghiệm 2 người (tổng trọng lượng khoảng 130 kg) đứng lên 1 tấm kính dày chỉ 6ly.
– Về mặt kỹ thuật: Ứng suất bề mặt của kính cường lực 12mm là trên 81 Mpa (tức là >810 Bar).
Để tiện so sánh, với áp suất của lốp sau xe máy là 2,5 Bar (thường gọi là 2,5 kg). Trong khi đó ứng suất bề mặt của kính cường lực 12mm lên đến 810 Bar (gấp hơn 300 lần).
KÍNH CƯỜNG LỰC CÓ BAO NHIÊU LOẠI?
Việc phân loại kính cường lực có nhiều phương pháp, cách thức khác nhau ta có thể chia ra làm mấy loại như sau:
– Phân loại theo độ dày: Kính cường lực 5mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm,…
– phân loại theo màu sắc: Hiện nay trên thị trường kính cường lực có đủ màu sắc cho quý khách lựa chọn như màu trắng trong, màu xanh lam, xanh lá…
– Phân loại theo công năng sử dụng: Kính cửa thủy lực, kính dùng làm vách ngăn, kính dùng làm lan can, kính dùng làm mái kính, kính dùng làm cabin phòng tắm…
Nhà Đẹp DHB luôn cố gắng mang lại cho quý vị những sản phẩm chất lượng và kinh nghiệm bổ ích.
Đừng ngại liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí và nhiệt tình nhất.