Ngày nay, công nghệ thi công khoan cấy thép rất phát triển và trở nên thông dụng, nó luôn đáp ứng được việc thi công các công trình có độ khó cao. Từ đó, giúp rút ngắn thời gian xây dựng, và cải thiện, khắc phục được nhiều rủi ro trong quá trình xây dựng, cơi nới.Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về biện pháp thi công khoan cấy thép đúng kỹ thuật và tiêu chuẩn.
Khoan cấy thép là quá trình neo thép vào bê tông nhờ sử dụng hóa chất cấy sắt thép có độ liên kết cao, nhằm tạo ra những mối liên kết bền vững mà không phá vỡ kết cấu của công trình.
>> Dịch vụ Khoan cắt bê tông năm 2023 tại Hà Nội
>> Bảng báo giá khoan cắt bê tông năm 2023tại Hà Nội
>> Vận chuyển các phế phẩm xây dựng
Hiện nay, đây là biện pháp neo cấy hiệu quả nhất, phạm vi ứng dụng rộng rãi từ nhà cao tầng, nhà máy lớn đến hệ thống giao thông, cầu cảng cũng như những công trình nhà ở dân dụng.
Hóa chất cấy thép là một loại hóa chất gồm nhiều thành phần mà khi hòa trộn với nhau sẽ phản ứng hóa học với nhau tạo thành một hợp chất đồng nhất có khả năng kết dính các thành phần tiếp xúc với nhau như: cốt thép với bê tông, cốt thép với đá, cốt thép với tường gạch… hoặc giữa các vật liệu tấm bê tông, tấm đá… hoặc giữa bulong thép với nền bê tông, nền đá…
Ngoài ra, một số loại keo hóa chất thông dụng trên thị trường hiện nay như là Ramset Epcon G5, Fischer 390S, Hilti RE 500…
Ứng dụng khoan cấy thép trong xây dựng
Trong thi công các công trình xây dựng có rất nhiều trường hợp thay đổi về thiết kế, yêu cầu công năng trong quá trình sử dụng khiến cho chúng ta phải dùng các biện pháp can thiệp vào bên trong kết cấu.
Việc can thiệp vào các kết cấu bên trong đòi hỏi sự tác động trực tiếp đến kết cấu thép, kết cấu bê tông của công trình xây dựng.
Các biện pháp khoan cấy thép ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tất yếu trong sự phát triển của ngành xây dựng, sửa chữa các công trình xây dựng. Những biện pháp thi công khoan cấy thép đã và đang đáp ứng được các yêu cầu như di dời công trình, cải tạo công trình, cải tạo công trình cũ có liên quan tới cốt thép bê tông.
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các yêu cầu về khoan cấy thép trong công trình xây dựng với các công việc như: bổ sung dầm cột, cơi nới sàn nhà, bổ sung xây lắp thêm cầu thang…
Sự phát triển của công nghệ khoan cấy thép giúp tăng cường hiệu quả kinh tế khi thi công các công trình xây dựng bằng việc rút ngắn thời gian và giảm thiểu những rủi ro đặc biệt đối với việc sửa chữa cải tạo và cơi nới các công trình cũ.
Những trường hợp cần phải khoan cấy thép khi thi công xây dựng
Việc thi công khoan cấy thép có thể được thực hiện với nhiều yêu cầu đặc biệt trong quá trình sửa chữa cải tạo nhà cũ. Các trường hợp cần phải khoan cấy thép có thể kể đến bao gồm:
– Khoan cấy thép phục vụ công tác cải tạo, sửa chữa công trình cũ: thêm dầm cột, cơi nới sàn nhà, mở rộng cầu thang… Những trường hợp cần tăng cường kết cấu trong cải tạo những công trình cũ thì biện pháp khoan cấy thép buộc phải áp dụng.
– Liên kết thép mới của đài móng, dầm móng, sàn tầng hầm, dầm tầng hầm vào tường vây barrett trong trường hợp thép chờ trước bị sai lệch, bị thiếu …
– Liên kết giữa cốt thép của cấu kiện đã hoàn thiện với cốt thép của cấu kiện mới khi không thể thi công toàn khối. liên kết hệ giàn giáo, cốp pha biện pháp …
– Xử lý rủi ro trong quá trình thi công như thép gãy, thép để chờ không đúng vị trí hoặc những vị trí không thể đặt thép chờ trước trong quá trình thi công
– Liên kết kết cấu thép, khung xương nhôm kính với khung nhà bê tông cốt thép trong hạng mục hoàn thiện : Thang thép, mái sảnh, mái đón, máng nước, vách nhôm kính…
Quy trình thi công khoan cấy thép
Các bước thực hiện quy trình khoan cấy thép như sau:
Bước 1: Tiến hành khoan tạo lỗ với đường kính và chiều sâu theo yêu cầu của hồ sơ kỹ thuật. Thông thường đường kính của lỗ khoan sẽ được tính như sau:
Đường kính lỗ khoan = đường kính cốt thép + 4 nếu đường kính cốt thép < 20
+ 5 nếu đường kính cốt thép > 20
+ 8 nếu đường kính cốt thép > 22.
Bước 2: Sau khi lỗ khoan được thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật tiến hành vệ sinh lỗ khoan bằng máy thổi bụi. Đảm bảo bề mặt lỗ khoan sạch sẽ không bụi bẩn và các loại hóa chất khác.
Bước 3: Xả ra ngoài khoảng 15ml keo để cho các thành phần trong hộp keo được trộn lẫn vào với nhau.
Bước 4: Bơm hóa chất khoan cấy thép vào đáy lỗ khoan. Tùy thuộc vào lỗ khoan mà lượng hóa chất có thể chiếm từ ½ đến 2/3 lỗ khoan. Cần tính toán chính xác để khi đưa thép mới vào thì lỗ khoan chứa đầy hóa chất là đảm bảo yêu cầu.
Bước 5: Từ từ đưa thanh thép vào đến tận cùng của lỗ khoan. Quá trình đưa vào nên thực hiện theo hình xoắn ốc để đảm bảo khi thép vào đáy lỗ khoan thì hóa chất trần đều lên trên bề mặt.
Chú ý trong bước này nếu thấy lượng hóa chất không tràn đều ra ngoài lỗ khoan cần rút ngay thanh thép ra đồng thời bơm thêm hóa chất vào như bước 5 sau đó mới tiến hành cấy thép tiếp.
Bước 6: Chờ cho hóa chất khô hẳn theo yêu cầu của nhà sản xuất và điều kiện thực tế tại công tường. Khi mối liên kết đạt được cường độ theo yêu cầu mới tiến hành thi công các hạng mục khác. Tránh việc vội vàng thi công khi chưa đảm bảo cường độ của mối nối sẽ không an toàn cho công trình.
Mỗi một hạng mục thi công khoan cấy thép lại có yêu cầu về kỹ thuật cũng như lực tải nhất định, yêu cầu phải sử dụng loại thép, thanh ren hay bulong có kích thước khác nhau và loại hóa chất cấy thép có cường độ khác nhau.
Thi công cấy thép với loại thép có đường kính dưới 12mm: Đối với các loại thép nhỏ như Thép D6, D8, D10, D12 có thể lựa chọn sản phẩm hóa chất cấy thép Sikadur 731, Vinkems HB1.
Trên đây là thông tin về quy trình thi công khoan cấy thép hiệu quả áp dụng trong thi công xây dựng cải tạo nhà cửa và các công trình xây dựng. Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất!