Gạch men ốp lát vốn đã quá quen thuộc với không gian của mọi gia đình, mọi công trình. Với đa dạng mẫu mã, gạch men ốp lát là một phần không thể thiếu để tô điểm, tạo nên diện mạo, phong cách cho công trình của bạn, đồng thời giúp bảo vệ công trình, tránh khỏi những tác động của thời tiết. Tuy nhiên, nếu không được thi công đúng cách, chất lượng thi công sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và bộ bền bỉ của gạch trong tổng thể công trình.
Trong bài viết này, LD Home sẽ hướng dẫn các bạn về các kỹ thuật và thao tác cần thiết theo đúng tiêu chuẩn quy trình kỹ thuật trong ốp lát.
A. Quy trình ốp tường
Bước 1: Chuẩn bị các vật liệu, vật tư cần thiết
– Chọn mua những loại gạch đá mà bạn thích như gạch men ceramic, gạch men ốp tường, đá granite, đá trang trí, đá marble, đá tự nhiên ốp tường, … gạch đá phải đúng chất lượng, đúng qui cách, không nứt nẻ giữ được đường nét hoa văn.
– Dụng cụ thi công bao gồm: bay, nivô hay xô chứa vữa, thước, dao cắt gạch, giẻ sạch hay xốp để vệ sinh gạch, dây căn, ……
– Vữa ốp gạch thường dùng là vữa hồ dầu hay là keo dán gạch đá. Vữa hồ dầu được pha trộn từ xi măng nguyên chất trộn với nước, ta cũng có thể pha trộn 5% hồ vôi so với thể tích của xi măng để tăng độ dẽo của vữa ốp.
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt tường
– Xử lý bề mặt nền, trước khi ốp lát:
+ Làm bằng phẳng và cân bằng mặt nền, tường ( Nên xử lý các vật liệu chống thấm trước khi thi công)
+ Cần phải kiểm tra bề mặt nền, tường trước khi ốp lát gạch vì nếu không kiểm tra bề mặt không được phẳng và sạch sẽ gây nên các tác hại như:
* Keo dán gạch hoặc xi măng sẽ bám không tốt vào cốt nền
* Gây tác hại chịu lực hoặc tạo nên sự tiếp xúc không tốt giữa gạch và cốt nền
– Gạt bõ những chổ lồi lõm trên bề mặt tường cần ốp gạch đá, cho thêm vữa vào những chổ lõm đảm bảo cho bề mặt ốp bằng phẳng.
– Kiểm tra lại cao độ nền nhà, độ phẳng của tường cần ốp lát, sửa lại bằng cách trét vữa xi măng.
Bước 3: Canh chỉnh lề tường ốp gạch
Đóng một thanh gỗ ngang thật thẳng để lấy cữ cho mép dưới của gạch. Nếu không bị hạn chế theo chiều cao thì nên để khoảng cách từ mép trên thanh gỗ xuống dưới sàn đúng bằng chiều cao viên gạch. Bắt đầu đo từ mép thanh gỗ lên trên theo chiều cao của từng hàng gạch. Dùng bút chì đánh dấu các đường mạch của gạch sao cho cân đối. Dùng thước li-vô để căn đường ngang và dùng dây dọi để căn đường dọc. Bằng cách đánh dấu trước ta có thể tính toán được luôn số gạch tiêu hao. Trường hợp những vị trí ở rìa nếu lớn hơn nửa viên thì được tính là một viên.
Bước 4: Trét vữa hay keo dán gạch lên tường.
+ Gạch ốp lát là vật liệu rất cứng vậy nên giòn và dễ vỡ khi va chạm nên yêu cầu kỹ thuật viên phải nhẹ nhàng, cẩn thận tránh va chạm.
+ Khe hở nhỏ nhất cho phép giữa các viên gạch nhỏ hơn 1mm khi thi công.
+ Sử dụng các khe vuong để điều chỉnh các khe hở của các viên gạch.
* Không đặt ke vào các góc mà phải đặt theo chiều “cắm vào khe theo chiều đứng”.
* Sau khi ốp lát xong, để cho bề mặt ổn định từ 2-4 ngày, sau đó sẽ rút khe và vệ sinh bằng máy hút bụi các khe hở giữa các viên gạch trước khi trét keo chà ron
Trát vữa lên tường theo từng mảng rộng khoảng nửa mét vuông, bắt đầu từ điểm được chọn làm nơi xuất phát. Sử dụng lưỡi dao phết hay còn gọi là bay dán gạch có hình lượn sóng để tạo sóng trên vữa. Khi ốp viên đầu tiên, nhấn nhẹ viên gạch cho đến khi vữa bắt đầu trào lên trong khe.
Bước 5: Tiến hành ốp gạch sử dụng ke ốp gạch
Ke ốp gạch hay còn gọi là ke mạch thường dùng để định vị trí khoảng cách ron giữa 2 viên gạch gần nhau, thường có độ dày lá 1 mm hoặc 1,5 mm. Ke ốp mạch có chiều dày bằng khoảng cách giữa hai viên gạch, vào góc rồi ốp những viên tiếp theo. Dùng thước thẳng để kiểm tra và điều chỉnh độ phẳng của từng viên gạch. Tiếp tục như thế cho đến khi ốp kín toàn bộ bức tường.
Khi thi công ốp gạch men hay ốp đá tự nhiên thì nên ốp từ dưới lên, được hàng nào thì chèn vữa đầy cho hàng đó, khi ốp được 3 đến 4 viên thì bạn dùng thước tầm để kiểm tra, nếu chưa phẳng hay thẳng hàng thì gõ nhẹ vào thước tầm để tạo độ phẳng. Trước khi ốp cả hàng phải ốp hàng đứng ở hai bên góc tường làm cữ cho cả hàng ngang.
Các viên gạch hay đá loại nhỏ sẽ được gắn trực tiếp lên tường, nếu nặng hơn phải có móc sắt để neo vào tường.Yêu cầu mặt ốp phải phẳng, gạch được ốp chặt vào tường, mạch gạch thẳng và đều, chiều rộng mạch nhỏ.
Bước 6: Lau chùi, hoàn thiện tường gạch
Khi vữa chưa khô lắm thì tiến hành lau chùi vữa dán gạch bám trên bề mặt gạch hay mí ron gạch.
Khi vữa khô hoàn toàn thì tháo gỡ thanh gỗ. Ốp tiếp các viên gạch ở hàng dưới cùng. Nếu có những chỗ cần phải cắt gạch thì dùng dao cắt gạch đề cắt gạch hay tập hợp hết lại rồi mang đi thuê thợ chuyên nghiệp để tránh bị vỡ, lãng phí gạch.
Những lưu ý khi thi công ốp gạch:
– Bố trí và ốp gạch, ốp đá sao cho số lượng gạch đá cần cắt là tối thiểu. Nếu có các cửa sổ thì nên tính toán để những viên cạnh chúng càng nguyên vẹn càng tốt.
– Cần chuẩn bị bề mặt cẩn thận: quét sạch bụi và trám kín các lỗ thủng trên tường.
– Có thể ốp lên bề mặt gạch cũ, nhưng nhớ tránh cho không bị trùng mạch. Không khuyến khích trường hợp này vì độ bám dính giữa lớp vữa mới và nền gạch cũ không chắc.
– Nếu bạn cần khoan bắt vít trên bề mặt gạch, bạn nên dùng băng keo dính dán lại trước khi khoan để tránh bị vỡ.
– Khoảng cách giữa các viên gạch thông thường vào khoảng 1 – 2 mm.
B.QUY TRÌNH LÁT NỀN
Dưới đây là các bước tiến hành thi công để có 1 nền nhà được lát đúng quy cách, đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền đẹp.
1. Thực hiện đầm nền để tạo một cốt nền tương đối phẳng và không bị sụt lún, tạo độ chắc chắn có thể đi lại trên gạch lát nền.
2. Tiến hành đổ bê tông không cần cốt thép và tốt nhất là thấp hơn so với cốt 0-0 từ 3-5cm để tránh sau này nền nhà cao hơn ảnh hưởng đến các hạ mục như cửa và phong thủy gia chủ chọn đối với nền chưa có bê tông.
3.Mặt sàn bê tông cần vệ sinh sạch sẽ và tạo độ ẩm. Còn đối với nền đã lát gạch menthì cần tạo cho mặt sàn có độ nhám trước khi cán vữa để tiến hành lát gạch.
4.Tùy theo vị trí lát nền để định vị mặt sàn theo cốt 0-0 là phẳng thăng bằng hay là phẳng dốc.
5.Dựa theo tiêu chuẩn mác vữa để cán vữa trộn xi măng và cát đen sao cho đảm bảo bề mặt nền thật bằng phẳng và không bị lồi lõm. Lưu ý, vữa được trộn không quá nát hay quá khô do nếu quá nát sẽ khiến tạo bề mặt không phẳng khi vữa khô vì nền bị co ngót không đều. Còn trong trường hợp vữa quá khô sẽ khiến lớp vữa cán xốp gạch dẫn đến tình trạng sau khi lát nền dễ bị ộp.
6.Với công đoạn dán gạch, người thợ xây có thể dán từ trái qua phải, từ trong ra ngoài theo dây đã căng sẵn. Người ta thường sẽ dán gạch bằng xi măng tinh loãng (còn được gọi là hồ dầu). Sau khi cán nền như ý xong người thợ sẽ sử dụng nước xi măng pha loãng để dán gạch vào bề mặt vừa cán vữa, gõ vào gạch bằng búa cao su nhằm ổn định gạch.
7. Vệ sinh bề mặt gạch lát nền sạch sẽ ngay khi vữa khô
Sử dụng xi măng màu để miết vào mạch gạch và lưu ý vệ sinh bề mặt thật sạch sẽ. Đây là công đoạn quan trọng vì việc bạn vệ sinh sạch sẽ hay không sẽ quyết định đến độ bền, màu sắc tự nhiên của gạch lát nềnsẽ giữ được hay không. Khi vừa thừa đã khô nên vệ sinh luôn chứ không nên để quá lâu do khó tẩy sạch. Tuy nhiên, bạn cũng không được vệ sinh quá sớm vì độ bám dính của gạch chưa chắc chắn nên khi đi lại dễ bong hỏng gạch hoặc làm gạch bị xô dịch khỏi đường gân.
Những lưu ý khi thi công lát gạch:
+ Không sử dụng loại vữa quá ướt hoặc quá khô.
+ Tránh để vữa bám trên bề mặt sản phẩm quá lâu, sửa dụng giẻ lau sạch ngay khi vữa vừa khô.
+ Mạch vữa thẳng, gọn, nền gạch phẳng theo độ dốc, trên bề mặt sản phẩm không bám vữa.
+ Gạch lát xong gõ không nghe tiếng ộp, mạch đều và nhỏ.
+ Hoa văn xếp phải đúng mẫu, các vết cắt phải vào khu vực khuất.