Bất kể công trình dù lớn hay nhỏ thì phần móng luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định sự bền vững của ngôi nhà. Nhưng để có được kết cấu móng vững chắc, người ta thường sẽ đổ bê tông lót móng bên dưới. Vậy lớp lót ấy là gì và có công dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!Thuở xa xưa, con người đã rất coi trọng việc thiết kế, xây dựng móng nhà từ việc phối trộn các nguyên vật liệu lại với nhau tạo thành hợp chất kết dính bền chặt, là bệ đỡ vô cùng quan trọng cho cả một ngôi nhà. Để có được kết cấu móng đảm bảo kỹ thuật cần có rất nhiều công đoạn và biện pháp thực hiện.Chính vì vậy nên chú trọng thi công móng cẩn thận và tỉ mỉ. Để làm sạch đáy móng, ngăn cản sự mất nước xi măng của móng thì chúng ta nên đổ một lớp bê tông lót móng trước khi đổ móng. Khi làm như vậy chúng ta sẽ có một kết cấu móng bằng, chắc và công trình sẽ không bị sụt lún.
Lớp bê tông lót là lớp bê tông dùng để lót dưới lớp bê tông móng, giằng móng hoặc các cấu kiện tiếp xúc với đất nhằm hạn chế mất nước cho bê tông lớp trên và tạo sự bằng phẳng cho đáy móng, đà giằng.
Tác dụng của bê tông lót móng?
Mục đích lớp bê tông lót gồm các tác dụng như sau:
Làm bằng phẳng để thi công.
Chống mất nước xi măng của lớp bê tông trên.
Giúp đất đai không bị biến dại do tác động bên ngoài.
Chống các xâm hại bên ngoài để bảo vệ lớp bê tông móng.
Hầu như công trình nào khi thi công, người ta sẽ làm một lớp móng trước khi đổ giằng móng. Việc làm này sẽ hạn chế sự mất nước của bê tông lớp trên và giúp tạo nên sự bằng phẳng cho đáy móng. Vì thế, người ta gọi là bê tông lót nền.
Tác dụng của lớp bê lót bê tông này không chỉ dừng lại ở việc chống thất thoát nước mà còn hạn chế những tác động gây hại của yếu tố bên ngoài khiến móng không ổn định. Có thể thấy được lớp lót nền này có vai trò vô cùng cần thiết và quan trọng trong quá trình thi công đổ móng.
Thành phần bê tông lót là gì?
Thành phần của bê tông lót gồm cát, đá, vữa xi măng. Đá có thể là đá 4×6 hoặc đá 1×2, thông thường người ta dùng đá 4×6 làm lót bê tông lót. Nhiều người cho rằng nên dùng đá 1×2 vì dễ trộn bằng máy, ít tạo lỗ rỗng tuy nhiên còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người.
Theo nhiều chuyên gia đánh giá, đối với các công trình xây dựng công nghiệp không nên sử dụng lớp bê tông dùng đá 4×6 để tăng độ cứng và hạn chế xảy ra sụt lún. Bởi vì những lý do sau:
Hiện nay, các lớp bê tông sẽ được xếp đá trước rồi dùng xi măng tô lên trên, khiến chất lượng không tốt. Từ đó xuất hiện nhiều lỗ rỗng, tạo ra sụt lún vì đáy móng sẽ chui lên chiếm chỗ trong lớp bê tông đá 4×6.
Nhất là khi tăng lực đột ngột ở cột thì dễ xảy ra hiện tượng lún tức thời vì các viên đá chuyển dịch. Hơn nữa, nếu bên cạnh có một công trình khác đang thi công thì có thể gây ảnh hưởng đến lớp bê tông lót nền này.
Nhiều người vì chọn đá 4×6 làm lớp lót móng không những gây khó khăn khi thi công mà còn không đem lại hiệu quả kinh tế và làm chất lượng công trình bị giảm sút. Vậy nên tốt nhất là từ đầu nên chọn bê tông lót đá 1×2.
Lớp bê tông bảo vệ móng và cổ cột
Móng và cổ cột là phần ngầm của công trình, sau khi thi công thì lấp đất ngay, đất ẩm nên rất khó kiểm tra bằng mắt và các dụng cụ thử nghiệm.
Đáy móng thường nằm dưới mực nước ngầm nên khi thi công bê tông khó đạt được yêu cầu kỹ thuật.
Cổ cột cũng luôn ở trong môi trường ẩm ướt và đôi khi trong nước ngầm, nước thải có hóa chất ăn mòn tông.
Chúng ta cũng thường ít chú ý tô hồ để bảo vệ cổ cột, nên khoảng 10 năm sau thì lớp mặt ngoài của bê tông có thể bị mục.
Do đó, lớp bê tông bảo vệ rất quan trọng, ta nên chọn chiều dày của lớp bê tông bảo vệ móng >= 7cm và cổ cột là >= 5cm.
Dùng cát phủ đầu cừ tràm – Một việc làm tai hại
Móng gia cố cừ tràm được sử dụng rất lâu đời và qua thực tế nhiều công trình tuổi thọ trên 50 năm. Hiện nay, có giải pháp đóng xong cừ tràm thì phủ lên 1 lớp cát dày 10cm, có người lót lớp cát dày 20cm hay hơn nữa. Công việc này có thể gây lún cho công trình vì:
Dưới áp lực đáy móng, cát có thể chui xuống bùn bên dưới hay chui vào lớp bê tông lót có độ rỗng bên trên.
Do dòng chảy, cát có thể dịch chuyển.
Do công trình lân cận đào móng, lớp cát phủ đầu cừ tràm này có thể bị sụp lở.
Chiều dày lớp cát đệm thi công không đều nhau có thể tạo lún không đều.
Ngoài ra việc phủ cát là móng không liên kết với khối cừ tràm, nên có độ cứng nền-móng bị giảm yếu, do đó có thể bị rung động khi xe chạy bên cạnh. Mặt khác do ảnh hưởng của lực xung động, lớp cát đệm đầu cừ tràm có thể bị chảy làm gia tăng độ lún và sự rung động công trình.
Vậy thì nhất thiết phải đặt đầu cừ tràm lớp bê tông lót, để lực đứng và lực ngang truyền từ móng sang khối cừ tràm, để móng và cừ tràm tạo thành 1 khối chịu lực, không được có lớp cát ở trung gian.
Thế nhưng nếu đổ đá 1×2 thì cũng cần phải có lớp cát đệm lót móng để tránh bê tông tiếp xúc trực tiếp với đất vậy có khác nào dùng đá 4×6. Vì vậy theo một số đơn vị chuyên thi công nền móng cho biết, nếu đã là bê tông lót móng thì nên dùng đá 4×6 vì các lý do sau:
Độ cứng đá 4×6 lớn hơn đá 1×2 thích hợp làm lớp bê tông lót móng
Việc dùng đá 4×6 không tạo lỗ rỗng như một số người nói vì nếu kỹ thuật thi công tốt, đúng quy định vữa xi măng sẽ len lỏi vào các khe đá 4×6 tạo nên một độ cứng tuyệt vời ngoài mục đích là lót móng.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về đổ bê tông lót móng và cung cấp thêm những thông tin bổ ích trong quá trình thi công xây dựng công trình đảm bảo đúng tiến độ, an toàn và chất lượng.