Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, thờ cúng tổ tiên có vai trò đặt biệt quan trọng. Do vậy, khi xây nhà, không gian thờ tự thể hiện sự tôn nghiêm, tĩnh lặng thường được gia chủ rất quan tâm, đây không chỉ là việc trang trí cho đẹp mà cần phải đúng phong thủy. Vì vậy dịch vụ thiết kế và thi công phòng thờ của LD home ra đời nhằm đáp ứng tốt nhu cầu này của khách hàng.
Ở những vùng quê, gian thờ thường nằm ngay ở gian tiếp khách, được che bởi một tấm bình phong hoặc một tủ thờ. Tuy nhiên, các gia đình ở thành phố lại dành riêng một phòng để chăm lo việc hương khói.
Vậy yêu cầu thiết kế nôị thất phòng thờ, mẫu phòng thờ đẹp như thế nào cho vừa trang nghiêm với đúng tính chất của sự việc, vừa hợp với Phong thủy cho vạn sự tốt lành hơn, lại vừa phải đảm bảo tính thẩm mỹ cao và hợp với thời đại, là cả một sứ mệnh của người Kiến trúc sư. Thiết kế nôị thất phòng thờ không chỉ thể hiện cái tâm làm nghề mà đó còn là sự tôn trọng cao nhất của người kiến trúc sư đối với các bậc bề trên và với khách hàng của mình.
Những yếu tố để đem lại một phòng thờ hợp phong thủy:
Vị trí ban thờ.
Hướng bàn thờ.
Màu sơn tường.
Nội thất ban thờ.
Dù là nhà ở truyền thống hay hiện đại, bàn thờ cũng luôn phải đảm bảo được đặt tại vị trí cao, phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không bị các không gian sinh hoạt khác đè lên… để khi cúng bái, con cháu trong nhà tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính của mình với ông bà tổ tiên.
Không đặt bàn thờ sát nhà tắm. Bởi theo quan niệm, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm.
Không đặt bàn thờ ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.
Không đặt phòng thờ gần nhà vệ sinh hay những thứ trần tục để tránh khí xấu khuếch tán, cũng như phải tránh đặt phòng thờ cùng dọc với phòng vệ sinh, bể phốt vì sẽ lẫn vào mạch khí thẳng đứng.
Trong giải pháp thiết kế kiến trúc dành cho những căn nhà phố hiện nay, kiến trúc sư thường bố trí bàn thờ đặt trong một phòng riêng, tầng trên cùng của ngôi nhà (tầng trên cùng thường là tầng thượng – tầng tum gồm: phòng thờ, phòng giặt + sân phơi). Vị trí này không chỉ mang đến sự trang nghiêm, kín đáo, tĩnh lặng… mà còn thuận tiện cho việc cúng ngoài trời, hóa vàng mã trên sân thượng.
Hướng bàn thờ.
Bàn thờ thuộc âm tính và mang tính chất hướng nội, bởi vậy hướng của bàn thờ nên đặt theo hướng dương tính để tạo nên sự hài hòa âm dương. Ngoài ra, bạn nên xem xét kỹ để hợp với chủ nhà theo Bát trạch minh cảnh. Và hướng tốt nhất để đặt bàn thờ là Tây Bắc, bởi hướng này tượng trưng cho mặt trời mọc.
Sự hiện diện của bàn thờ đẹp cũng như sự hiện diện của các vị được thờ cúng. Cũng vì sự hiện diện ấy mà phòng Thờ luôn được bố trí thông thoáng về khí trời, nhìn ra chân trời trải rộng ,nếu bị chắn bởi chướng ngại phía nhà khác thì phải có các phương pháp trấn yểm , hay đơn giản là bài trí Kiến trúc để che chắn nó như sử dụng cây xanh là 1 giải pháp.
Đồng thời, để thu hút năng lượng dương thì bàn thờ phải thắp nhang thường xuyên, đèn trên bàn thờ đảm bảo luôn bật sáng, đặc biệt, luôn luôn phải giữ sạch cho bàn thờ để thể hiện sự tôn kính của gia chủ.
Màu sơn tường.
Đối với phòng thờ, bạn nên lựa chọn những màu sơn trầm làm chủ đạo như màu nâu, màu vàng, màu gỗ và một chút màu kem. Tùy vào màu sơn nhà tổng thể cũng như tuổi tác, cung mệnh của gia chủ để có sự phối màu, chuyển màu hợp lý cho phòng thờ.
Nội thất ban thờ.
Khi thiết kế phòng thờ, bạn nên chọn những nội thất nhẹ nhàng, đơn giản nhưng vẫn thanh lịch để tạo sự tĩnh lặng và tôn nghiêm. Trong phòng thờ, hệ thống tủ – bàn thờ phải có quy mô và hình thức tương xứng để tạo nên sự trang nghiêm cho không gian đặc biệt này.
Kích thước tủ thờ không nên quá to gây cảm giác hoành tráng nhưng cũng không nên “lọt thỏm”, nhỏ bé trong phòng. Nếu bàn thờ được đặt tại các không gian khác như phòng sinh hoạt chung, phòng khách… thì tủ thờ cần được thiết kế phù hợp về tỉ lệ với kích thước phòng và tương quan với các đồ nội thất khác.
Ở những không gian này, tủ, bàn thờ nên được thiết kế đơn giản, tránh cầu kỳ lạc lõng hay gây cảm giác nặng nề e sợ. Bàn thờ phải tạo được sự tôn nghiêm nhưng vẫn phải mang lại cảm giác gần gũi với các thành viên trong gia đình và các sinh hoạt chung khác.
Vật liệu và màu sắc của tủ – bàn thờ cúng cũng phải phù hợp, nên sử dụng các màu trầm, tổt nhất là màu gỗ nâu sậm. Các chi tiết kiến trúc – nội thất (lát sàn, trần, chiếu sáng…), các vật dụng, đồ thờ (bát nhang, đèn nến, lọ hoa…) nên bày theo lối cân đối.
Ở các căn hộ chung cư, trong trường hợp tủ thờ để ở phòng chức năng nào đó hay không gian chung, thì có thể dùng hình thức tủ thờ kết hợp với tủ trang trí, tủ ngăn phòng, tủ bày đồ lưu niệm…